Kết quả tìm kiếm cho "nông thôn mới an khánh"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2097
Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Về cơ bản, các ý kiến đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục bất cập của luật hiện hành.
Hôm nay (ngày 22/11/2024), tỉnh An Giang bước vào “tuổi” 192, kể từ thời điểm tên gọi “An Giang” được ghi vào lịch sử (năm 1832). Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngày 22/11 hàng năm là Ngày truyền thống tỉnh An Giang. Vì vậy, khắp mọi nẻo đường là hình ảnh cờ hoa rực rỡ, chào mừng sự kiện trọng đại của quê nhà.
Sáng 21/11, Bí thư Huyện ủy An Phú Quách Tố Giang có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ xã Khánh Bình và Quốc Thái về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và công tác triển khai Đại hội Đảng các cấp.
Ra đời năm 2021, khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, nhiều người nghĩ quán cơm chay 5K (5.000 đồng) của thầy giáo Dương Chí Công (sinh năm 1972, ngụ xã Vĩnh Khánh, huyện Thoại Sơn) sẽ không trụ được lâu. Nhưng quán cơm ấy vẫn là địa chỉ quen thuộc cho nhiều lao động nông thôn, khi dịch bệnh đã lùi xa.
Những năm qua, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Châu Thành triển khai rộng khắp cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, hướng về khu dân cư, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Qua đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng Đảng, chính quyền, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Quy hoạch sử dụng đất TP. Long Xuyên thời kỳ 2021 – 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 3097/QĐ-UBND, ngày 27/12/2021. Khi Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025; Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, TP. Long Xuyên cùng các địa phương khác trong tỉnh cũng tiến hành điều chỉnh cho phù hợp.
10 tháng của năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội huyện An Phú tiếp tục phát triển. Các chỉ tiêu đảm bảo tiến độ, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công luôn được quan tâm thực hiện. Chương trình công tác năm 2024 của UBND huyện An Phú gồm 142 đầu công việc, được giao cho các đơn vị chủ trì thực hiện. Đến nay, 119 đầu công việc đã hoàn thành. Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt được, như: Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 3.892 tỷ đồng (đạt 91,8% so kế hoạch); doanh số bán lẻ và doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú ước đạt 5.298 tỷ đồng (85,4%). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha đạt 191 triệu đồng (100%). Tổng sản lượng lương thực ước đạt 235.849 tấn, trong đó lúa 215.312 tấn. Diện tích cây ăn trái là 2.070ha, tăng 22ha so cùng kỳ, chiếm 12% diện tích sản xuất nông nghiệp của huyện. Diện tích thu hoạch được 1.800ha (xoài), giá bán từ 5.500 - 19.000 đồng/kg, năng suất đạt 18 - 22 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt 43.800 tấn.
Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.
Tâm lý chủ phương tiện vận tải, kinh doanh thường mong muốn đạt hiệu quả cao nhất về lợi nhuận, giảm đến mức thấp nhất chi phí liên quan vận chuyển, phương tiện. Chính vì vậy, những chuyến hàng quá tải, quá khổ xuất hiện liên tục trên đường, trở thành mối hiểm họa “đã được báo trước”. Sự chủ quan này sẽ phải trả giá đắt, như câu chuyện sập cầu T6 (huyện Tri Tôn) vừa qua.
Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch Thái Lan trong bể bạt đang phát triển rất mạnh ở huyện Châu Phú nói chung, xã Khánh Hòa nói riêng. Mô hình mang đến tín hiệu khả quan, giúp đời sống nông dân từng bước được cải thiện.
Thời gian qua, huyện An Phú thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, dân vận chính quyền, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng với chính quyền các cấp. Đồng thời, quan tâm chăm lo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.